Tiếp lãnh đạo Quỹ Phát triển Arab Saudi (SFD) và Quỹ Đầu tư công (PIF) - hai quỹ đang cấp 325 triệu USD vốn vay ưu đãi cho các dự án đầu tư trực tiếp,ệtNammuốnvaytừcácquỹđầutưArabSaudilàmđườngsắtrực tiếp đá gà thomo gián tiếp tại Việt Nam - ngày 19/10, Thủ tướng đánh giá vốn vay ưu đãi này đã giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đang thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có hạ tầng giao thông, đường sắt, cao tốc nên cần nguồn lực, vay lượng vốn lớn. Do đó, ông đề nghị Giám đốc điều hành Quỹ SFD Saltun Al-Marshad tăng cấp vốn và điều chỉnh điều kiện vay theo hướng ưu đãi hơn cho Việt Nam.
Còn gặp Thống đốc Quỹ PIF Yasir Al- Rumayyan, người đứng đầu Chính phủ muốn họ đa dạng hóa đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, đặc biệt hạ tầng giao thông như đường sắt, đường liên kết vùng, đô thị và chống biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu long.
Hiện, Việt Nam có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt và tiến tới phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Lãnh đạo Quỹ SFD và PIF đều cho biết tới đây sẽ dành nguồn lực nhiều hơn cho các dự án tại Việt Nam.
Quỹ phát triển Arab Saudi (SFD) là quỹ quốc gia do Chính phủ Arab Saudi lập, nhằm cấp vốn hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Còn Quỹ Đầu tư công Arab Saudi (PIF) thành lập năm 1971, với nhiệm vụ lập và quản lý các công ty hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng với nền kinh tế. Với số vốn ước tính lên tới 620 tỷ USD, PIF hiện là một trong 10 quỹ đầu tư công lớn nhất thế giới.
PIF cũng đang là cơ quan đầu tư và giám sát các siêu dự án của Arab Saudi, như dự án phát triển khu vực Biển Đỏ, thành phố thông minh NEOM. Quỹ này nắm giữ cổ phần tại nhiều tập đoàn, gồm Softbank, Uber, Blackstone.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang thăm Arab Saudi và dự Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC lần thứ nhất, theo lời mời của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, từ 18-20/10. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ASEAN và GCC gặp nhau sau 33 năm thiết lập quan hệ. Các lãnh đạo dự kiến thông qua Tuyên bố chung sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao.
Arab Saudi là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2022, kim ngạch thương mại hai nước đạt đạt 2,7 tỷ USD, và trên 2 tỷ trong 9 tháng đầu năm nay.